Hướng dẫn tổng quát (đăng nhập)
Đăng nhập Admin WordPress để vào Woocommerce
Trước tiên, chúng ta đăng nhập vào trang quản trị admin qua địa chỉ: https://quittevietnam.vn/wp-admin/ rồi đăng nhập với tài khoản User và Password đã được cấp. Lưu ý sử dụng user có vai trò đúng với nhu cầu không sử dụng user Admin.
VD:
- Người dùng: PA_admin
- Password: ***************
Tổng quan giao diện
Đăng nhập thành công, bạn sẽ vào Dashboard dành cho người quản trị, người đăng bài hoặc người quản lý cửa hàng.
Nó được xây dựng để bạn có một cái nhìn tổng thể về toàn bộ website của mình, được chia ra làm 3 vùng chính.
- Khu vực 1: Thanh công cụ thao tác nhanh thường dùng
- Khu vực 2: Menu quản lý WordPress chi tiết
- Khu vực 3: Khung hiển thị thông tin, nội dung thao tác, …
Tại bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng các chức năng ở Khu vực 2 (Menu quản lý WordPress chi tiết).
Menu định hướng chính ở phía bên trái màn hình chứa tất cả các liên kết đến các mục quản lý khác nhau của WordPress, nếu bạn di chuyển chuột đến menu chính thì các menu con khác sẽ hiển thị.
Quản lý bài viết (đăng tin bài, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, chương trình....)
Posts: Bài biết
Đây là phần quan trọng nhất, đó chính là phần để bạn đăng bài viết lên cũng như quản lý nó.
Tại giao diện quản trị website → Posts.
All post: Hiển thị tất cả các bài viết đã được thiết lập trước đó.
Add new: Thêm bài viết mới
1. Cho phép bạn thêm Block (khối mới). Khi click vào biểu tượng này, bạn có thể thêm cấu hình các trường Paragraph, Image, Heading, Cover, Gallery…
2. Add title: Thêm tiêu để cho bài viết.
3. Document: truy cập phần document setting bao gồm category và tag, ảnh đại diện giống như phần sidebar trong WordPress editor hiện tại.
- Categories: danh mục bài viết, bạn có thể tạo thêm bằng cách bấm “Add New Category”.
- Tags: gắn thẻ nhanh cho bài viết.
4. Block: khi bạn chọn một khối, phần này cho phép truy cập setting (text setting, color setting, avantaged..) cho khối đang chọn.
5. Publish: xuất bản bài viết.
Categories: Danh mục bài viết
Danh mục bài viết để phân loại bài viết và giúp khách hàng dễ dàng tìm được bài viết cùng loại.
- Name: Tên Category
- Slug: url Category, bạn nên để trống. Mặc định WordPress sẽ lấy tên category để tạo đường dẫn cho bạn. Vì vậy bạn không cần quan tâm.
- Parent category: Thư mục mẹ, nếu bạn để None thì nghĩa là nó sẽ không nằm trong category nào khác.
- Description: Mô tả, cần thiết trong SEO.
- Add new category: Sau khi điền xong bạn nhất Add new category để tạo category. Lúc này nó sẽ xuất hiện bên cột bên phải.
Sau khi click chọn nút Add New Category, chuyên mục mới được tạo sẽ hiển thị ở góc bên phải trang , tại đây bạn có thể chỉnh sửa, cũng như xóa Category.
Tags
Tag hay còn gọi là thẻ, từ khóa có chức năng phân loại bài viết theo hướng cụ thể hóa. Tương tự như Categories, bạn cũng nhập các thông tin như hình bên dưới.
Media: Quản lý Thư viện hình ảnh, video,…
Tất cả các hình ảnh/tập tin mà bạn tải lên trong lúc soạn nội dung bạn có thể dễ dàng quản lý tại khu vực Media → Library trong Dashboard.
Tại đây, bạn có thể xem toàn bộ các tập tin mà bạn đã tải lên và có thể tùy chọn kiểu hiển thị dạng lưới hoặc kiểu phổ thông. Bạn cũng có thể xem theo ngày tháng và có thể click vào liên kết Add New để upload tập tin lên mà không cần vào trang soạn nội dung.
Pages: Quản lý trang
Phần này không khác gì với phần Posts, nhưng nó sẽ không có Categories và Tags. Về công dụng của nó là để bạn đăng các trang nội dung có yếu tố chung chung và không được phân loại bởi một Category hay tag nào, ví dụ như trang giới thiệu, liên hệ,…
All pages: Tất cả trang
Hiển thị tất cả các trang bạn đã tạo trước đó. Tại đây bạn có thể chỉnh sửa, xem trước và xóa các trang.
Add new page: Thêm trang mới
Để tạo một trang WordPress mới, chọn Pages → Add New
Tại Pages thì các tính năng tương tự như Post. Tuy nhiên, Pages không sử dụng cấu trúc chuyên mục (categories) và thẻ (tags) như tại Posts. Pages sử dụng cấu trúc cha con (Parent Page) và thứ tự (order) để sắp xếp vị trí sắp xếp trang.
Quản lý người dùng ( thêm người viết bài, quản lý sản phẩm,)
Users: Quản lý tài khoản
Để tạo thêm người dùng, bạn truy cập vào Dashboard → Users → Add New, ở đây bạn sẽ cần khai báo các thông tin cho người dùng mới. Các thông tin có chữ required là bắt buộc khai báo (không được bỏ trống).

Phân quyền cho từng user:
- Quản lý: Nhóm người dùng có quyền sử dụng toàn bộ các tính năng có trong một website WordPress, không bao gồm các website khác trong mạng website nội bộ — Không khuyến khích sử dụng user loại này.
- Biên tâp viên: Nhóm này có quyền đăng bài viết lên website (publish) và quản lý các post khác của những người dùng khác.
- Tác giả: Nhóm này sẽ có quyền đăng bài lên website và quản lý các post của họ.
- Cộng tác viên: Nhóm này sẽ có quyền viết bài mới nhưng không được phép đăng lên mà chỉ có thể gửi để xét duyệt (Save as Review) và quản lý post của họ.
- Thành viên đăng ký: Người dùng trong nhóm này chỉ có thể quản lý thông tin cá nhân của họ.
- Quản lý cửa hàng: Người dùng có thể chỉnh sửa thông tin sản phẩm, quản lý đơn hàng
Bạn có thể thay đổi Email, Password quản trị WordPress trong Your Profile.
Để xóa User người dùng, bạn truy cập vào Dashboard → Users → All User, tại đây bạn sẽ thấy danh sách các User.

Tiếp theo, di chuyển con trỏ chuột lên tới Tên User cần xóa và bấm chọn Delete, website sẽ chuyển hướng sang trang xác nhận thao tác → nhấn Confirm Deletion để hoàn tất xóa User.

Lưu ý: Có 2 tùy chọn trước khi xác nhận Xóa User mà bạn cần phải kiểm tra.
- Delete all content: Xóa tất cả các nội dung từ User này đăng tải trên website.
- Attribute all content to: Chuyển tồn bộ nội dung được đăng tải của User bị xóa tới User đang tồn tại (Chúng tôi khuyến khích các bạn lựa chọn phương án này để bảo tồn dữ liệu website).
Quản lý sản phẩm (thêm mới, sửa sản phẩm)
Quản lý sản phẩm:
Xem hướng dẫn chi tiết
Quản lý danh mục sản phẩm
Tại thanh công cụ ở bên trái màn hình, bạn rê chuột vào Sản phẩm. Sau đó, click Danh mục sản phẩm để vào giao diện quản lý của Danh mục sản phẩm.
Tại giao diện chính của Danh mục sản phẩm có 2 phần:
- Phần này để tạo danh mục sản phẩm mới.
- Phần này là danh sách danh mục sản phẩm đã tạo.
TẠO DANH MỤC
Tại giao diện chính của Danh mục sản phẩm, điền các thông tin danh mục mới bạn muốn tạo vào phần Thêm chuyên mục.
- Tên: Tên của danh mục sản phẩm bạn muốn tạo. Ví dụ: Hạt khô, Gia vị.
- Đường dẫn: Đường dẫn có dạng ten-danh-muc, mục đích làm cho đẹp đường dẫn tới danh mục sản phẩm. Ví dụ: tên danh mục là Hạt khô thì sẽ đặt là hat-kho. Phần này sẽ được tạo tự động dựa trên tên danh mục nên bạn có thể bỏ qua không cần điền.
- Chuyên mục hiện tại: Chọn danh mục cha cho danh mục muốn tạo. Danh mục Cha và Con thường có dạng như sau: Danh Mục Cha là Áo thì danh mục con là Áo thun, Áo sơ mi. Mục đích là tạo danh mục nhiều cấp. Để Trống nếu danh mục muốn tạo không có danh mục cha.
- Mô Tả: Mô tả ngắn cho danh mục, rất tốt cho SEO. Nhưng mô tả này cũng có thể bỏ qua. Đối với giao diện của Theme Flatsome thì nên bỏ trống.
- Hình đại diện: Hình đại diện của danh mục sản phẩm. Hình ảnh nên to, đẹp và rõ ràng. Không nên có logo, chữ, số điện thoại của website hay người khác.
Cuối cùng, click vào Thêm chuyên mục để tạo danh mục thành công nhé.
Thật ra, bạn chỉ cần điền mỗi tên danh mục và chọn chuyên mục hiện tại là có thể tạo được danh mục sản phẩm mới rồi. Còn những mục khác có thể bỏ qua.
SỬA, XÓA DANH MỤC SẢN PHẨM
Ở giao diện Danh mục sản phẩm, trong danh sách các danh mục đã tạo, rê chuột đến danh mục bạn muốn chỉnh sửa hoặc xóa. Các lựa chọn chỉnh sửa, sửa nhanh, xóa, xem sẽ xuất hiện.
- Chỉnh Sửa: Hiển thị đầy đủ thông tin danh mục sản phẩm.
- Sửa Nhanh: Hiển thị thông tin danh mục dưới dạng rút gọn.
- Xóa: Để xóa danh mục sản phẩm.
- Xem: Xem danh mục sản phẩm.
Quản lý đơn hàng (kiểm tra thực đơn hàng online)
Xem danh sách đơn hàng
Các bạn làm theo các hướng dẫn bên dưới : Chọn WooC Commerce -> Đơn đặt hàng
Tại đây, bạn sẽ thấy danh sách các đơn hàng ở tất cả các trạng thái.
Danh sách các đơn hàng
Khi xem đơn hàng, bạn hãy rê chuột vào biểu tượng trạng thái ở đầu đơn hàng để biết nó đang ở trạng thái nào. Để xem chi tiết đơn hàng, bạn có thể nhấn vào Tên đơn hàng.
Tại đây, bạn có thể xem các thông tin, sau khi xử lý hoàn tất. Bạn hãy thay đổi trạng thái để dễ dàng quản lý các đơn hàng của mình
Báo Cáo
Phần báo cáo, quý khách có thể xem bên dưới:
Rê chuột vào Woocomerce chọn report.
Tại đây chúng ta có thể xem báo cáo đơn hàng theo ngày, tháng, năm,…
Báo cáo khách hàng và báo cáo trạng thái kho
Bên trên là bài viết hướng dẫn xem thông tin Quản Lý Đơn Hàng, báo cáo website WordPress. Chúc các bạn thành công.
Theo dõi website
Số lượng khách hàng truy cập.
Báo cáo sẽ được gửi về email 1 tuần/lần.
Sửa nội dung các trang chính (chính sách, giời thiệu.....)
Sửa nội dung trang
- Đăng nhập tài khoản có quyền quản lý trang.
- Truy cập giao diện đến trang cần sửa nội dung.
- Trên menu quản trị chọn Sửa trang với Elementor
- Trong giao diện sửa trang thực hiện update lại nội dung cần sửa.